Cách xử lý điện thoại bị vô nước hiệu quả nhanh chóng

Trong cuộc sống hàng ngày, điện thoại di động trở thành một phần không thể thiếu. Tuy nhiên, một trong những sự cố phổ biến mà người dùng thường gặp phải là điện thoại bị vô nước. Điều này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Điện thoại 24h sẽ giúp bạn xử lý tình huống này một cách chi tiết nhất để "dế yêu" của bạn vẫn có thể hoạt động bình thường

điện thoại bị vô nước

Hậu quả khi điện thoại bị vô nước

Khi điện thoại bị dính nước, có thể xảy ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Đầu tiên, nước có thể làm hỏng các linh kiện bên trong, dẫn đến tình trạng điện thoại không hoạt động hoặc hoạt động không ổn định. Nếu nước thâm nhập vào các mạch điện, có thể gây ra chập điện, thậm chí là cháy nổ. Ngoài ra, các bộ phận như loa, camera, màn hình có thể bị ảnh hưởng, giảm sút chất lượng hoặc không hoạt động. Thậm chí, nếu không được xử lý kịp thời, nước có thể gây ra hiện tượng ăn mòn, dẫn đến hư hỏng vĩnh viễn.

Những điều cần làm khi điện thoại bị vô nướ

Khi phát hiện điện thoại bị vô nước, bạn cần nhanh chóng "sơ cứu" chiếc điện thoại hạn chế tối đa sự ngấm nước vào sâu bên trong các linh kiện

  • Nhanh chóng lấy điện thoại ra khỏi nước

Ngay lập tức lấy điện thoại ra khỏi nước để tránh nước thẩm thấu vào các bộ phận bên trong. Nếu điện thoại rơi vào nước sâu, hãy cố gắng lấy nó ra càng sớm càng tốt.

  • Tắt nguồn điện thoại ngay lập tức

Việc này giúp ngăn chặn chập điện và nguy cơ hư hỏng thêm cho thiết bị. Nếu điện thoại vẫn còn bật, hãy tắt nguồn ngay lập tức bằng cách giữ nút nguồn.

  • Tháo rời điện thoại

Nếu có thể, hãy tháo rời các phụ kiện như thẻ SIM, thẻ nhớ và pin. Điều này giúp giảm thiểu lượng nước còn lại trong máy và tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm khô.

xử lý điện thoại bị vô nước

  • Lau khô bên ngoài điện thoại

Sử dụng khăn mềm, sạch để lau khô bề mặt điện thoại, chú ý lau cả các cổng kết nối như cổng sạc, jack tai nghe và loa. Hãy đảm bảo không để lại bất kỳ giọt nước nào trên bề mặt.

  • Làm khô điện thoại bên trong

Đặt điện thoại vào một túi gạo khô hoặc silica gel. Gạo và silica gel có khả năng hút ẩm tốt và giúp làm khô các linh kiện bên trong. Hãy để điện thoại trong môi trường này từ 24 đến 48 giờ để đảm bảo nước được hút ra hoàn toàn.

  • Kiên nhẫn chờ đợi

Trong quá trình này, hãy kiên nhẫn chờ đợi. Đây là một bước quan trọng, vì nếu bạn vội vàng và cố gắng khởi động lại điện thoại quá sớm, có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

  • Khởi động lại máy và sử dụng thử

Sau thời gian chờ đợi, hãy kiểm tra tình trạng của điện thoại bằng cách lắp lại pin và khởi động máy. Nếu điện thoại hoạt động bình thường thì bạn đã thành công. Nếu không, hãy xem xét các bước tiếp theo.

Những việc làm sai lầm khi điện thoại bị dính nước

Có không ít tường hợp máy hỏng hoàn toàn không thể sửa chữa do chúng ta thiếu kiến thức chuyên môn cũng như một số hiểu biết về các linh kiện điện thoại. Bạn sẽ không thể ngờ rằng những việc tưởng chừng rất bình thường nhưng sẽ mang lại hậu quả khá lớn nếu ta mắc phải.

  • Hong khô điện thoại bằng máy sấy tóc

Không sử dụng máy sấy  tóc để sấy hay khò khô điện thoại bởi máy sấy có nhiệt độ rất là cao. Nhiệt độ cao có thể làm hỏng các linh kiện bên trong điện thoại.

  • Đóng băng điện thoại trong tủ lạnh

Việc này có khá ít người dùng đến nhưng không phải là không có. Điều đó không chỉ không có tác dụng mà còn có thể gây hại cho các bộ phận bên trong, thậm chí khi đá tan còn khiến cho nước ngấm vào linh kiện nhiều hơn

  • Đặt quạt hoặc thổi vào điện thoại

​​​​​​​Hành động này có thể đẩy nước vào sâu hơn thay vì làm khô nó.

  • Lắc, nhấn hoặc đập điện thoại

​​​​​​​Tránh tuyệt đối hành động lắc điện thoại nếu như điện thoại bị ngấm hoàn toàn trong nước hoặc dính nước ở các ổ dẫn truyền. Những hành động này có thể khiến nước lan ra nhiều khu vực sâu bên trong hơn trong điện thoại.

xử lý điện thoại bị vô nước

  • Lau các cổng điện thoại bằng tăm bông không cẩn thận

​​​​​​​Ổ dẫn tuyền hay các nút bấm đều có chi tiết nhỏ bên trong. Việc sử dụng tăm bông không chuyên dụng để thấm hút có thể làm trầy xước hoặc hỏng các bộ phận chi tiết bên trong này.

  • Nhét khăn vào bên trong cổng sạc

Hành động này có thể làm hỏng các chân kết nối trong cổng và gây ra các vấn đề trong tương lai.

  • Sạc điện thoại ngay lập tức

Việc này có thể gây ra chập điện và làm hỏng pin. Hãy đảm bảo điện thoại đã hoàn toàn khô ráo trước khi sạc.

  • Nhấn phím hoặc nút trên điện thoại mà không chờ điện thoại khô

Điều này có thể làm hỏng các linh kiện bên trong. Đợi cho đến khi bạn chắc chắn rằng điện thoại đã khô hẳn.

Một số câu hỏi liên quan​​​​​​​

Loa điện thoại bị dính nước không nghe được thì phải làm sao?

Nếu loa điện thoại bị dính nước, bạn hãy để điện thoại ở nơi khô ráo và thực hiện các bước làm khô như đã nêu ở trên. Nếu sau khi đã làm khô mà loa vẫn không hoạt động, bạn nên đem đến trung tâm sửa chữa điện thoại để được kiểm tra và xử lý.

Camera điện thoại OPPO của tôi bị đọng hơi nước thì xử lý ra sao?

Khi camera bị đọng hơi nước, bạn có thể thử để điện thoại ở nơi có nhiệt độ ấm và khô để hơi nước bốc hơi. Tránh việc lau trực tiếp vào camera. Nếu tình trạng không cải thiện, hãy mang đến trung tâm sửa chữa.

điện thoại bị vô nước

Nếu thực hiện hết tất cả những cách trên nhưng điện thoại vẫn không hoạt động?

Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên đưa điện thoại đến một trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp. Họ sẽ có các thiết bị và kỹ thuật cần thiết để kiểm tra và xử lý các hư hỏng bên trong mà bạn không thể tự làm.

Có nên sử dụng dịch vụ sửa chữa điện thoại chuyên nghiệp ngay lập tức không?

Nếu bạn cảm thấy không tự tin trong việc xử lý tình huống, hãy đưa điện thoại đến dịch vụ sửa chữa điện thoại ngay từ đầu. Các kỹ thuật viên có kinh nghiệm sẽ biết cách xử lý và phục hồi điện thoại của bạn nhanh chóng và hiệu quả.

Việc điện thoại bị vô nước là một sự cố không ai mong muốn, nhưng nếu không may gặp phải, bạn cần hành động nhanh chóng và đúng cách để hạn chế thiệt hại. Bằng cách tuân theo các hướng dẫn trên, bạn có thể tăng cơ hội cứu sống chiếc điện thoại của mình. Luôn luôn ghi nhớ rằng, phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ thiết bị của bạn khỏi những rủi ro không đáng có. Hãy cẩn thận và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để xử lý tình huống này một cách hiệu quả.